Khi nào dùng móng đơn, móng cọc, móng băng, móng bè?

163 lượt xem

Móng nhà là chân đế, là bộ phận dưới cùng đỡ tường và cột chịu lực của ngôi nhà, nhận toàn bộ tải trọng. Móng nằm sâu dưới mặt đất, tùy thuộc tải trọng ngôi nhà và địa chất mà móng sẽ có kích thước, hình dạng và độ sâu khác nhau. Bài viết này sẽ chia sẻ khi nào dùng móng đơn, móng cọc, móng bè và móng băng.

>> Công ty xây nhà trọn gói tại Thanh Hóa

>> Thiết kế kiến trúc tại thanh hóa

MÓNG ĐƠN, MÓNG CỌC, MÓNG BĂNG, MÓNG BÈ LÀ GÌ?

Trước tiên chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm cơ bản để có thể hiểu sơ bộ về các loại móng thường sử dụng trong xây nhà hiện nay:

+ Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn thường nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, hình vuông hay hình tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Móng đơn được liên kết với nhau bằng đà kiềng. Đế móng bê tông được đổ trên một lớp bê tông lót nhằm tạo ra bề mặt bằng phẳng, chắc chắn cho đế móng.

+ Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến trong các công trình có tải trọng khá lớn hoặc được xây dựng trên nền đất yếu. Móng cọc thuộc vào loại móng sâu, móng xuyên qua các tầng đất yếu đến được tầng đất cứng. Móng cọc gồm có cọc và đài cọc. Có thể là cọc tre, cọc cừ tram hoặc cọc bê tông cốt thép.

+ Móng băng là loại móng chạy dọc suốt bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng gồm móng băng một phương và móng băng hai phương, có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp.

+ Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện. Móng bè thuộc loại móng nông, được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dạng dải, ca rô hay đơn lẻ. Với ưu điểm của móng bè là có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của các công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Tùy thuộc vào số liệu khảo sát địa chất, hiện trạng của khu đất, lựa chọn loại móng cho phù hợp đảm bảo độ bền vững, tránh gây ảnh hưởng cho các công trình lân cận. Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại móng gồm:

+ Móng phải đảm bảo kiên cố: thiết kế móng phải có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực.

+ Móng phải ổn định: sau khi xây dựng, móng phải lún đều trong phạm vi cho phép, từ 8-10cm móng không gãy trượt, gãy hoặc nứt.

+ Móng phải bền lâu: Móng phải bền vững trong suốt quá trình sử dụng. Lớp bảo vệ móng, độ sâu chôn móng, vật liệu làm móng phải cso khả năng chống lại tác động của các loại nước ngầm, nước mặn, các tác hại xâm thực khác.

+ Đảm bảo yêu cầu kinh tế: thông thường giá thành móng chiếu khoảng 8-10% giá thành công trình. Nếu có tầng hầm thì chiếm 12-15% giá thành. Do đó phải chọn hình thức và vật liệu làm móng phù hợp với điều kiện làm việc, đảm bảo các yêu cầu trên, tránh lãng phí.

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỰA CHỌN LOẠI MÓNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG

+ Tải trọng công trình: đây được coi là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại móng phù hợp. Tải trọng gồm tĩnh tải và hoạt tải tác động lên công trình. Giá trị tải trọng tùy thuộc vào loại kết cấu, số tầng nhà và loại vật liệu sử dụng. Đương nhiên số tầng càng cao, tải trọng càng tăng. Ví dụ với cùng diện tích nhà, thì nhà 5 tầng có tải trọng lớn hơn nhà 2 tầng, vì thế cần nghiên cứu phương án móng sao cho đáp ứng được tải trọng công trình. Các loại vật liệu công trình cũng ảnh hưởng tới tải trọng, ví dụ bê tông cốt thép hoặc kết cấu thép cũng sẽ tác động tới nền móng. Hoặc ngay cả các đồ vật nội thất trong nhà cũng tác động tới nền móng công trình.

+ Đặc điểm địa chất đất nền: Đất là hỗn hợp các phần tử rắn, nước và khí, Có nhiều loại đất như đất sét hoặc đất có tính trương nở, đất cát hay đất rời,… Lớp đất gần cao độ nền gọi là đất mặt và dưới cao độ 300mm gọi là lớp đất sâu. Thường thì lớp đất sâu dùng làm đáy móng cho các công trình nhỏ. Tùy từng cấu tạo của từng loại đất mà chúng tôi sẽ đưa ra phương án móng nhà phù hợp với từng công trình. Mỗi một gia đình sở hữu các mảnh đất ở các vị trí địa lý khác nhau, nằm ở những vùng đất thổ cư hoặc đất mượn, đất có mực nước ngầm cao, đất gần ven sông, hồ, biển,.. vì thế các phương án thiết kế móng nhà sẽ khác nhau.

+ Đặc điểm thời tiết, khí hậu của từng vùng: điều này rất quan trọng, ảnh hưởng tới việc lựa chọn nền móng khác nhau. Ví dụ các yếu tố về tình hình động đất, lũ lụt, giông bão, chế độ mưa nắng hàng năm, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trung bình, mức xâm thực hóa sinh của môi trường. Ngoài ra các yếu tố về địa hình cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng móng nhà ví dụ như lô đất xây dựng thuộc vào vùng đồng bằng bằng phẳng hay trung du miền núi dốc nghiêng.

Tóm lại, móng công trình nhà ở có nhiều loại, tùy thuộc vào tải trọng công trình, chiều cao ngôi nhà, tính chất đất cùng với các yếu tố tự nhiên như thời tiết, địa hình,.. mà các kỹ sư sẽ tính toán quyết định và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn cũng như giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho gia đình bạn.

KHI NÀO SỬ DỤNG MÓNG ĐƠN?

Móng đơn hay còn gọi là móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột. Ưu điểm lớn nhất của móng đơn là tiết kiệm chi phí thi công làm móng. Móng đơn thường dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, dưới trụ đỡ dầm tường, móng mố trụ cầu, móng trụ điện, tháp ăng ten, …Khi gặp những trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng ta phải đồng thời tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Đây là một nhược điểm của móng đơn. Vì vậy, móng đơn chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không lớn lắm.

KHI NÀO SỬ DỤNG MÓNG CỌC?

Móng cọc là một loại móng đang được sử dụng rất phổ biến ở nước ta, bởi móng cọc được sử dụng cho các công trình được xây dựng trên nền đất yếu mà đa số đặc điểm đất tại Việt Nam có nền đất rất yếu. Với ưu điểm của móng cọc là cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông 30-40% do đó giá thành của móng giảm được 35%. Móng cọc cũng được biết tới với ưu điểm là tuổi thọ trung bình cao, áp dụng phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt thay cho cọc bê tông cốt thép cổ điển. Tuy nhiên chiều sâu thi công chỉ đạt trung bình từ 10-60cm. Sử dụng công trình có tải trọng làm việc dài hạn từ 40-400T/cọc. Tóm lại các công trình xây dựng trên nền đất yếu, đất mượn thường được chúng tôi tư vấn sử dụng loại móng cọc để mang lại sự án toàn bền vững cho ngôi nhà của gia đình bạn.

KHI NÀO SỬ DỤNG MÓNG BÈ?

Móng bè là loại móng mềm, chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè thích hợp với các công trình có địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dầy lớn, ổn định. Móng bè thuộc loại móng nông nên phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp. Tốt nhất sử dụng móng bè cho các khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận. Khi mực nước ngầm cao, để chống thấm cho tầng hầm, ta có thể dùng móng bè. Lúc đó móng bè làm thêm nhiệm vụ ngăn nước và chống lại áp lực nước ngầm. Móng bè có thể làm bản phẳng hay bản sườn.

KHI NÀO SỬ DỤNG MÓNG BĂNG?

Móng băng có tác dụng đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông phía dưới và giảm áp lực đáy móng. Tuy nhiên móng băng thuộc loại móng nông, có chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng kém. Do đó móng băng chủ yếu được sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ, thấp tầng và có lớp đất nền tốt. Trong trường hợp không sử dụng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết. Nếu thi công trên nền đất địa chất bùn đất yếu, địa chất không ổn định thì tốt hơn nên chọn phương án móng cọc thay thế.

Thông tin liên hệ:
  • Công ty cổ phần tư vấn thiết kế, Xây dựng DTH
  • Liên hệ: Mr Dương
  • Phone: 0963.668.313
  • Email: info.dthhomes@gmail.com
  • Website: Dthhomes.vn
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thi công xây dựng và thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự tân cổ điển, thiết kế và thi công nội thất, thiết kế khách sạn, thiết kế nhà hàng, thiết kế shop, cửa hàng, showroom, văn phòng, Quán Cafe …

Trả lời

0963.668.313